Nguyễn Mạnh Linh

Mở đầu

Từ thời Thượng cổ, con người đã biết chọn nơi cư trú ở những gò đồi cao ráo, cạnh nguồn nước. Đến thời Lưỡng Hán (203-220 trước CN) đã có tác phẩm phong thủy địa lý đầu tiên là "Cung trạch địa hình". Kinh đô Văn Lang của Vua Hùng cũng được coi là phong thủy bảo địa, thực tế hoàn toàn có khả năng vua Hùng hiểu về thuật phong thủy, bởi thời đại đó là vào (258 trước CN), cũng tương đương thời kỳ sơ khai của tác phẩm phong thủy địa lý đầu tiên. Ngoài ra, còn có những câu chuyện về phong thủy Ba Vì liên quan tới truyền thuyết Sơn tinh Thủy tinh, cũng như công cuộc chiến đấu chống lại sự khắc nhiệt của thiên nhiên để bảo vệ cuộc sống.

Ba Vì là một địa danh có tầm quan trọng rất lớn, liên quan đến các vấn đề về truyền thuyết, lịch sử và tâm linh, gắn liền với sự hình thành và phát triển của toàn dân tộc, có những quan điểm cho rằng Ba Vì là núi tổ, núi linh thiêng đến toàn bộ vận mệnh của cả quốc gia. Về vị trí địa lý, Ba Vì nằm khá gần thủ đô Hà Nội, thậm chí ngày nay đã sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Hà Nội lại là Trung tâm hành chính, chính trị, xã hội, văn hóa và kinh tế của cả nước, nên việc nhìn nhận thế nào về ảnh hưởng của Ba Vì tới trung tâm Hà Nội về mặt phong thủy lại càng tăng thêm ý nghĩa.

Nghiên cứu phong thủy liên quan đến Ba Vì và Hà Nội gần đây

Quan điểm gắn liền với kinh đô Phong Châu của các Vua Hùng

card image

Quan điểm về Kinh đô đầu tiên của dân tộc: nhà nước Văn Lang của các Vua Hùng, tại núi Nghĩa Lĩnh, Phong Châu. Theo quan điểm này thì vùng đất Phong Châu được nhìn nhận là có một địa hình phong thủy tiêu chuẩn, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cơ bản với Kinh Đô Văn Lang là khu vực Trung tâm, đằng sau lưng có Huyền Vũ là dãy núi Hoàng Liên Sơn, phía bên trái gọi là Tả Thanh Long có dãy Tam Đảo; phía bên phải gọi là Hữu Bạch Hổ có dãy Ba Vì; phía trước gọi là Chu tước gồm có án sơn và triều sơn chính là các dãy núi Sài Sơn và các núi nhỏ lân cận, kết hợp với núi Thanh Tước ở Phúc Yên. Đánh giá: Dù sao thì theo quan điểm này Ba Vì không được xem như một cuộc đất chính mà chỉ được coi như vai trò Bạch Hổ. Nhìn chung, quan điểm này tương đối hoàn chỉnh, tuy nhiên trong thời thế thay đổi thì phần trung tâm đã bị chuyển ra phía Hà Nội ngày nay, do đó tác dụng của Huyền Vũ Hoàng Liên Sơn đã bị suy giảm, các cách cục về Thanh Long, Bạch Hổ cũng dã bị thay đổi nên không còn phù hợp với thực tế. Hơn nữa, xây dựng kinh đô Văn Lang theo phân tích trên khá khiên cưỡng và không thấu đáo, xem chi tiết hơn sẽ thấy bất cập. Nếu coi đây là long mạch, núi Con Voi sẽ mang sát khí xuyên tâm, hơn nữa Thanh Long dài thẳng, không ôm huyệt. Bạch Hổ lại ôm vòng

Các quan điểm khác ít được phân tích hơn

Quan điểm này nhận định về khí và cho rằng đỉnh Ba Vì là nơi tỏa khí nên chân núi Ba Vì là góc chết và không thể thụ khí được. Hồ Tây là não thủy cách Ba Vì 26km theo đường chim bay là nơi khả dĩ nhận được khí từ đỉnh Ba Vì. Như vậy xét trên quan điểm này nếu có thì Huyền Vũ sẽ chính là đỉnh Ba Vì với trục nối thẳng ra trung tâm Hồ Tây. Về Huyền không hơi lạc vào tuyến không vong, cũng là một cách cục chủ phá bại. Hơn nữa long mạch đang chạy uyển chuyển đến Ba Vì, lại chạy thẳng như dòng kẻ thì chỉ là ý muốn chủ quan, gán ghép khiên cưỡng khó có thể thuyết phục được. Ngoài ra còn có quan điểm khác nữa nhưng ít được chú ý hơn vì chưa đi sâu vào phân tích chi tiết, hoặc chỉ nêu quan điểm chung chung như địa thế Hà Nội linh thiêng do là trung điểm của điểm cao nhất thế giới Chomolungma và vực sâu nhất thế giới Mindanao, hoặc địa thế Hà Nội linh thiêng là do có núi chầu sông tụ, hoặc rồng chầu hổ phục, tuy nhiên chưa thật sự thuyết phục vì vẫn còn những điểm chưa được bàn đến, chẳng hạn như sông Đuống thì lại là chảy ra chứ không tụ vào, hoặc mạch núi phía Nam như dãy Trường Sơn thì cũng không chầu về. Nhìn chung các phương pháp này có một cách nhìn khá sáng tạo và đáng chú ý, tuy nhiên chưa thấy giải thích rõ ràng. Ví dụ như: tại sao đỉnh Ba Vì lại là nơi tụ khí cũng như đưa ra bằng chứng cho việc đó hoặc dựa trên cơ sở lý thuyết Phong thủy nào.

Nhận xét chung

Các quan điểm trên nhìn chung khá đa dạng và phong phú, nhưng thường có cái nhìn bao quát mà ít khi đi sâu vào những lý luận chính thống của phong thủy. Dĩ nhiên cũng phải thông cảm phần nào cho các nhà nghiên cứu phong thủy vẫn bị sự chi phối của nguyên tắc bất thành văn "thiên cơ bất khả lộ", ngoài việc cơ duyên của trời không thể tiết lộ một cách bừa bãi ra thì việc tránh không để cho những kẻ xấu, những kẻ cơ hội trục lợi cũng là một vấn đề cần tính đến.

Các nghiên cứu này cũng thường thiên về việc đánh giá phong thủy của Thủ đô Hà Nội nói chung, trên tinh thần đại diện cho vận mệnh của toàn bộ đất nước, chứ ít có những nghiên cứu sâu về phong thủy của từng khu vực nói riêng chẳng hạn như khu vực Ba Vì. Do đó, cần có khảo sát và phân tích chi tiết hơn về phong thủy vùng núi Ba Vì và mối liên hệ với Trung tâm Hà Nội, cụ thể như sau:

Khi chân long đi đến điểm tận cùng, sẽ có vô số đường cục bày ra trước mắt, kết thành vô số huyệt địa. Những ngọn núi và đường nước ở đây đều có vẻ ngoài rất đẹp và hoàn hảo, người chọn huyệt có thể tìm kiếm ở đây. Tại nơi này nếu kết huyệt, thì đó chắc chắn sẽ là chân kết, hơn nữa lại rất kín đáo, người bình thường khó mà nhận ra được. Đương nhiên, khi tìm huyệt có thể căn cứ vào những điểm quan trọng của một huyệt cụ thể như hà tu (râu tôm), giải nhãn (mắt cua), thiền dực (cánh ve), ngưu giác (sừng trâu), lâm đầu, hợp cước,... để chứng thực cho huyệt. Nhờ cách làm này cũng có thể tìm được huyệt, nhưng những hình tượng này của huyệt thường khó thấy ở những vùng dân cư tập trung đông đúc.

Thuỷ khẩu vốn đứng gác cổng cho long huyệt, hình thế cần ôm vòng, uốn khúc, tụ lại, bao bọc trùng điệp, mới khiến chân khí tụ vào bên trong huyệt. Muốn như vậy lại phải nhờ vào các núi tốt giao nhau và chặn lại ở bên ngoài. Các núi khoá thuỷ khẩu phần lớn đều do núi triều sơn ở trước mặt kéo dài chạy ra phía sau mà sinh ra. Hai núi giao với nhau, dù là núi cao đứng đối diện hay là núi thấp ôm vòng thì cũng đều bao bọc, khoá chặt và dày đặc khiến cho nước ở bên trong đường cục không thể lọt được chút nào ra bên ngoài. Đó mới chính là cách cục chuẩn xác.

Minh đường được bảo vệ che chắn mới quý: Chỉ những minh đường được che chắn xung quanh thì mới quý. Thường thì minh đường có dạng nằm ngang là quý, tiếp đến là minh đường cong như con mắt, thứ nữa là minh đường với dạng đường nước chảy thẳng ra ngoài. Hình thế của đầu ra của nước minh đường phải giống như cổ áo giao nhau, phải trái cùng khoá lại mới là tốt. Cho dù khu vực đó nằm tại đồng bằng hay nằm dưới chân núi, cũng đều cần đảm bảo điều kiện phải được che chắn, khoá chặt. Có như vậy mới là minh đường tốt đẹp. Quan sát thực địa có thể thấy, hộ sa dày đặc tại vùng ngã ba sông Bạch Hạc, sẽ hỗ trợ rất tốt cho việc tụ khí.

Mối quan hệ về lý khí

Nhận định ảnh hưởng về mặt phong thủy của núi Ba Vì đối với trung tâm Hà Nội cần phải đặt vùng núi Ba Vì trong việc xem xét một cuộc đất lớn có liên quan đến Hà Nội, ngày nay khi đã sáp nhập với Hà Tây cũ thì Hà Nội đã được mở rộng ra rất nhiều và Ba Vì cũng nằm trong Hà Nội ngày nay. Khu vực Ba Vì là một huyện thuộc Hà Nội bao gồm vùng núi Ba Vì và các vùng phụ cận chiếm một diện tích rất rộng lớn. Không chỉ về mặt địa lý, đứng về mặt phong thủy xem xét, thì đây cũng là một cuộc đất có địa hình phong phú, đa dạng và nếu so sánh trực tiếp với khu vực Hà Nội sẽ thấy nhiều nét địa hình đặc thù khác nhau.

Nhìn chung khi đánh giá về phong thủy Ba Vì ảnh hưởng tới Hà Nội như thế nào, chúng tôi nhận thấy có 3 hướng tiếp cận chính:

Một là tách riêng khu vực Ba Vì với trọng tâm là vùng núi Ba Vì để nghiên cứu và đánh giá dưới nhãn quan phong thủy. Cách này có ưu điểm là rõ ràng, tách bạch nên dễ nhận định, tuy nhiên khi xét đến ảnh hưởng tới khu vực trung tâm Hà Nội mà cụ thể hơn là ảnh hưởng tới phong thủy Hà Nội như thế nào thì lại khó khăn và sẽ bị rời rạc, thiếu gắn kết hoặc chỉ có ảnh hưởng gián tiếp

Hai là gắn liền Ba Vì với Hà Nội vào trong một cuộc đất rộng lớn để xem xét phong thủy. Cách này sẽ có phần bao quát và tổng thể, nhìn nhận được mối liên quan rõ nét hơn, tuy nhiên sẽ bị vướng vào sự rắc rối, khó phân định cát hung đặc biệt khi đi vào chi tiết do có nhiều mối tác động đan xen nhau.

Ba là phối hợp cả hai cách nêu trên, trên cơ sở một cách nhìn mới về phong thủy Ba Vì tách riêng theo từng khu vực để đánh giá nhưng vẫn nằm trong một tổng thể cách cục phong thủy, do đó cũng là phương án mà chúng tôi đưa ra để lựa chọn.

Như đã nói ở phần trên, có thể xác định ra tọa hướng là tọa Mùi hướng Sửu, với thời gian xem xét là Vận 8 (2004-2023).
(lược bỏ 1 phần về phân tích thu sơn xuất sát trong Huyền không)

Vùng huyệt trường

Muốn cho thái cực sống, tạo ra âm dương hài hòa, cần tạo khu "động" (dương), và tạo khu "tĩnh" (âm), từ đó kích hoạt âm dương chuyển động, làm cho vùng trung tâm sống vậy, góp phần tạo thêm yếu tố thúc đẩy sự phát triển của Hà Nội và các vùng phụ cận. Tuy cần kích hoạt trung tâm trường khí, nhưng chỉ là kích hoạt ở mức độ hợp lý, chứ không có nghĩa là thích hợp để xây dựng các trung tâm thương mại ở đây. Điều này còn phải xét đến yếu tố phong thủy của toàn Hà Nội đã mở rộng, chứ không phải phong thủy vùng núi Ba Vì thuần túy.

Vai trò của núi Ba Vì đối với vùng huyệt trường

Khi mở cầu Vĩnh Thịnh, khí tụ và dư thừa từ Vĩnh Tường được kéo sang Sơn Tây, sẽ thúc đẩy vùng Sơn Tây phát triển, tuy vậy do đây không phải là cách tối ưu, nếu chỉ xây dựng cầu thuần túy, mà không kích hoạt tâm thái cực trước, tạo khu "tĩnh" (âm) hợp lý, theo nguyên lý phong thủy, dư khí đột ngột truyền sang có thể gây ra những rủi ro, hay bất lợi thời gian đầu. Đồng thời với mở cầu Vĩnh Thịnh, nên mở cầu từ Phú Cường hay Tản Hồng nối sang Việt Trì để tạo trường khí cân bằng.

Những vùng hộ sa bảo vệ trường khí, chính là những bãi đất, bãi cát giữa lòng sông tại vùng ngã ba Bạch Hạc, cần được bảo vệ chứ không nên cho khai thác ở đây, chẳng hạn như kè bờ bảo vệ, hoặc cũng có thể tận dụng làm khu du lịch sinh thái một cách hợp lý, trên cơ sở bảo vệ, bảo tồn kết hợp tham quan chứ không khai thác, khai phá.